Thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng đều là các phương thức thanh toán không cần tiền mặt được sử dụng phổ biến hiện nay. Nhìn chung, 2 loại thẻ này có chức năng sử dụng tương tự nhau nhưng về bản chất và cách sử dụng lại hoàn toàn khác biệt. Cụ thể, bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến bạn những thông tin đúng nhất về 2 loại thẻ này.
1. Định nghĩa chính xác về thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng
Để hiểu rõ về bản chất của thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng, trước tiên, người dùng cần nắm được khái niệm chính xác nhất của 2 loại thẻ này:
1.1. Thẻ ghi nợ là gì?
Thẻ ghi nợ hay còn được gọi là thẻ thanh toán hoặc Debit Card. Về bản chất, loại thẻ này được sử dụng với cơ chế “Nạp bao nhiêu, tiêu bấy nhiêu”. Điều này nghĩa là người dùng chỉ có thể sử dụng thẻ này để giao dịch, thanh toán với đúng số tiền mà đã được nạp vào trong thẻ hoặc tài khoản liên kết trước đó.
Hiện nay, thẻ ghi nợ được chia làm 2 loại phổ biến là thẻ ghi nợ nội địa và thẻ ghi nợ quốc tế với chức năng là thanh toán các sản phẩm/dịch vụ, rút tiền mặt tại cây ATM hoặc máy POS được cấp phép, hay chuyển khoản giao dịch.
Thông thường, phí sử dụng của thẻ ghi nợ nội địa thường rẻ hơn nhiều so với thẻ ghi nợ quốc tế.
1.2. Thẻ tín dụng là gì?
Thẻ tín dụng còn có tên gọi khác là thẻ Credit (Credit Card). Về bản chất thẻ tín dụng là loại thẻ “Chi tiêu trước, trả tiền sau” bởi thẻ cho phép khách hàng sử dụng hạn mức tín dụng (số tiền ngân hàng cho vay trước) để thanh toán các giao dịch mua sắm hoặc tiêu dùng và người dùng sẽ trả lại số tiền đó vào cuối kỳ.
Hiện nay thẻ tín dụng có hai loại thẻ phổ biến là thẻ tín dụng nội địa và thẻ tín dụng quốc tế. Cả 2 loại thẻ này đều cho phép người dùng giao dịch/thanh toán online & offline, rút tiền mặt và trả góp mua sắm.
2. Phân biệt thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ
Thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng đều là phương thức thanh toán và quản lý chi tiêu nhưng hai loại thẻ này khác nhau về bản chất. Sự khác biệt giữa hai loại thẻ được thể hiện bằng các tiêu chí dưới đây:
Tiêu chí |
Thẻ tín dụng |
Thẻ ghi nợ |
Đặc điểm nổi bật |
Chi tiêu trước trả tiền sau. |
Nạp tiền trước chi tiêu sau. |
Cấu tạo thẻ mặt trước |
|
|
Cấu tạo thẻ mặt sau |
|
|
Chức năng |
|
|
Điều kiện đăng ký |
|
|
Biểu phí |
|
|
Lãi suất |
Lãi suất khoảng 20 - 40 %/năm khi thanh toán dư nợ chậm và 20 - 40%/năm khi rút tiền trực tiếp tại cây ATM. |
Không áp dụng lãi suất khi rút tiền mặt tại cây ATM và khi thanh toán dư nợ chậm. |
Hạn mức thẻ |
Quy định hạn mức giao dịch theo lần, ngày tùy theo chính sách của từng ngân hàng. |
|
Chương trình khuyến mãi |
Nhiều ưu đãi, giảm giá, tích điểm, hoàn tiền từ ngân hàng phát hành và các đối tác liên kết với ngân hàng. |
Nhiều ưu đãi, giảm giá, tích điểm, hoàn tiền từ ngân hàng phát hành và các đối tác liên kết với ngân hàng. |
Từ những yếu tố trên, bạn có thể dễ dàng nhận thấy thẻ tín dụng có công dụng như một “giải pháp”, giúp người dùng chi tiêu trước những dịch vụ, hóa đơn trong cuộc sống, còn thẻ ghi nợ có tác dụng như một ví tiền giúp người dùng chuyển hóa hình thức chi tiêu từ tiền mặt sang sử dụng thẻ thanh toán.
3. So sánh ưu nhược điểm của thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng
Thẻ Debit và Credit là giải pháp thanh toán và quản lý chi tiêu tiện lợi giúp khách hàng giải quyết các vấn đề nhanh chóng. Tuy nhiên, hai loại thẻ này cũng có nhiều hạn chế. Cụ thể:
Tiêu chí |
Thẻ tín dụng (Credit Card) |
Thẻ ghi nợ (Debit Card) |
Ưu điểm |
|
|
Nhược điểm |
Biểu phí sử dụng thẻ cao: Thẻ tín dụng có biểu phí sử dụng cao hơn thẻ ghi nợ. Tuy nhiên nhiều ngân hàng hiện nay đều có chính sách miễn phí và hoàn phí cho khách hàng sử dụng. |
Có bao nhiêu chi tiêu bấy nhiêu: Chủ thẻ chỉ có thể tiêu đúng số tiền mà mình đang có trong tài khoản. |
Nhìn chung, thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng đều có những ưu và nhược điểm riêng. Tùy thuộc vào nhu cầu cá nhân, khách hàng có thể lựa chọn sử dụng một trong hai thẻ hoặc đồng thời sử dụng cả 2 loại thẻ này để phục vụ tốt nhất cho quá trình chi tiêu trong cuộc sống.
4. Nên mở thẻ ghi nợ hay mở thẻ tín dụng?
Nên mở thẻ ghi nợ hay thẻ tín dụng sẽ tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của khách hàng:
- Nếu khách hàng chỉ cần thanh toán cho các nhu cầu cơ bản hàng ngày và mong muốn chủ động sử dụng nguồn tiền của bản thân thì nên sử dụng thẻ ghi nợ (Debit card).
- Nếu khách hàng có kế hoạch tài chính rõ ràng, mục đích chi tiêu lớn, có nguồn thu nhập ổn định và muốn tận dụng được nguồn vốn từ ngân hàng thì nên sử dụng thẻ tín dụng (Credit card).
Như vậy, bài viết đã giúp khách hàng phân biệt được thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng và đồng thời cũng cập nhật được những ưu nhược điểm mà hai loại thẻ này mang lại cho người dùng. Là người tiêu dùng thông thái, khách hàng nên sở hữu cả 2 loại thẻ này để thanh toán và quản lý chi tiêu tốt hơn.
Mức phí chỉ từ 1.6%, hạn mức rút lên đến 100%. Liên hệ ngay hotline: 0988.915.667
YÊU CẦU DỊCH VỤ
Để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ tư vấn trong thời gian sớm nhất!